Hải Hậu là một huyện ở duyên hải tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định khoảng 35 km về phía nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 135 km về phía đông nam,Huyện có 3 thị trấn và 32 xã.
Với kiến trúc độc đáo được thiết kế theo kiểu cấu trúc Pháp, dù bị bỏ hoang, dù cho sóng biển có xâm lấn, có dữ dội thì nhà thờ đổ Hải Lý vẫn đứng sừng sững ngay bên bờ biển này. Chứng kiến biết bao mảnh đời của những người dân làng chài nơi đây.
Cảnh đẹp nhất ở nhà thờ là lúc hoàng hôn xuống và bình minh lên. Đến đây các bạn không những được hít thở không khí mang hơi biển vào sớm mai mà còn được chiêm ngưỡng cảnh người dân kéo lưới ở trên biển.
Nhà thờ đổ Hải Hậu lúc hoàng hôn xuống
Nhà thờ đổ Hải Hậu khi bình minh lên
Mặc dù hoang sơ nhưng nhà thờ đổ Hải Lý lại là nơi được rất nhiều các cặp đội lựa chọn để chụp ảnh cưới, được nhiều đoàn làm phim lấy cảnh tại đây. Một điểm du lịch đáng để bạn đến khám phá đúng không nào.
3.Du lịch bãi biển Thịnh Long Hải Hậu
Thịnh Long là một bãi tắm mới đưa vào khai thác du lịch vài năm nay. Bãi tắm Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hàng cây số. Nước biển có độ mặn cao, sóng lớn hấp dẫn nhiều du khách trong mùa hè oi bức. Du khách đến với biển Thịnh Long là đến với vẻ đẹp nguyên sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm. Những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt tô điểm cho biển Thịnh Long một vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt. Các loại đặc sản biển ở đây nhiều, ngon và rẻ. Bãi tắm Thịnh Long hiện nay đang đông dần. Trong tương lai lượng khách đến với Thịnh Long sẽ không thua kém các bãi tắm khác.
Du khách tắm biển tại bãi biển Thịnh Long Hải Hậu
4.Di tích lịch sử Cầu Ngói - Chùa Lương
Chùa Lương, tên tự là chùa Phúc Lâm (còn gọi là Chùa Trăm gian): Chùa được xây dựng sớm nhất Quần Anh, vào khoảng cuối thế kỷ XV (1485- 1500). Chùa làm ở ngay bắc chợ Lương nên người ta cũng gọi là chùa Lương. Khi mới làm, chùa được lợp cỏ, sau lợp ngói . Từ xưa, chùa Lương đã là một cảnh quan kỳ thú có một không hai của đất Nam Định. Hàng năm, cứ vào tháng 3, dân làng mở hội, gọi là “vào đám cầu phúc” (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà). Ngày nay, lễ hội được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng ba (âm lịch).
Ngày 26/3/1990, chùa Lương được nhà nước cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hoá. Nhà nước dành kinh phí trùng tu, bảo dưỡng để giữ gìn di tích. Chùa đã trở thành một điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Lương - Hải Hậu
Cầu Ngói vắt ngang sông Hoành chảy dọc xã Quần Anh xưa ( Cách chùa Lương 100m). Kiểu dáng thuộc loại "Thượng gia hạ kiều" (trên là nhà, dưới là cầu), các cụ già ở địa phương thì gọi là "Thượng gia hạ trì" (trên là nhà, dưới là sông nước). Cầu dựng trên 18 cột đá vuông mỗi cạnh 35 cm xếp thành sáu hàng cột để gánh 6 vì, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm, nâng sàn cầu, nhà cầu. Sàn cầu được thiết kế làm hai phần rõ rệt. Phần sàn của lòng cầu rộng 2m, gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vút tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo lòng cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván. Phía ngoài hành lang là hàng lan can với các đố thượng, đố hạ, con song. Hành lang cầu là nơi khách bộ hành có thể dừng chân ngồi nghỉ ngắm cảnh sông nước, làng quê.
Ba ngả dòng sông ngói lợp cầu
Công lao từ trước một mai đâu
Quần Anh non nước xem như vẽ
Đề cột nhà thơ cảm hứng sâu.
Cầu Ngói - Chùa Lương
Chùa Lương - cầu Ngói, niềm tự hào của người dân Hải Hậu, dấu ấn của sức mạnh con người vươn ra biển cả, đắp móng, xây nền hạnh phúc. Công cuộc ấy mở đầu từ 500 năm trước vẫn còn đang tiếp tục đến hôm nay.
5. Du lịch cánh đồng muối Hải Hậu
Ai đã từng một lần đặt chân lên những vùng đất ấy mới thấy được cái vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà có sức hút đến nao lòng. Còn gì đẹp hơn khi được ngắm nhìn những cánh đồng muối tít tắp, cứ thế trải dài tưởng chừng như vô tận dưới cái nắng chiều, với hình ảnh người làm muối đổ bóng in lên. Ở mỗi khoảng thời gian khác nhau trong một ngày,ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của cánh đồng muối ở những góc độ khác nhau một cách đầy trữ tình và lưu luyến.
Người nông dân đang làm việc trên cánh đồng muối
Để làm được muối những dân nơi này bắt đầu công việc từ sáng sớm tinh mơ, khi những tia nắng đầu tiên còn chưa bắt đầu. Bạn sẽ thấy đẹp biết mấy khi từng đoàn người đầu đội nón lá trắng, trên vai mang quang gánh ,đôi tay xách bồ cào rộn ràng đi về phía biển. Công đoạn đầu tiên là làm đất, người dân phải tạo thành nhiều ô đất vuông vức to bằng manh chiếu, sao cho đất mịn trên bề mặt. Sau đó ngâm cát cùng nước biển và đem cát san đều, phơi trên ruộng đất lấy tưới nước biển lên sân phơi. Khi cát khô, trên bề mặt từng hạt cát sẽ kết tinh từng hạt muối nhỏ.
Cánh đồng muối Hải Hậu
Chợt nghĩ về, giữa cái khung cảnh mênh mông của biển cả bao la, cùng tiếng sóng rì rầm, và bắt gặp hình ảnh những diêm dân trên cánh đồng muối Hải hậu, đang quyện vào thiên nhiên, bạn sẽ trở nên nhỏ bé vô cùng, nhưng ở họ, ta vẫn cảm nhận được một sức sống tràn trề, và một tinh thần vươn lên mãnh liệt đến vô cùng.
Nếu đã một lần Hải Hậu, nhất là giữa cái nóng oi nồng của tiết trời mùa hạ còn sót lại sau một ngày dài khi ánh hoàng hôn buông dần trên những cánh đồng muối sẽ tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp mê hoặc, ở đó phảng phất vị nhọc nhằn mà bình yên. Lang thang trên dọc đê dài tít tắp, tận hưởng gió biển yên bình, tiếng sóng vỗ rì rào hòa cùng đâu đó xa xa tiếng chuông nhà thờ vang trong buổi chiều tà. Chắc chắn đó sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị!
6. Nhà thờ Hưng Nghĩa
Nhà thờ Hưng Nghĩa Hải Hậu
Du khách sẽ không khỏi trầm trồ khi nhìn thấy nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa bởi dáng hình của tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ với những chi tiết tinh xảo. Nhà thờ này thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, xây từ năm 1927 và mới được trùng tu lại từ năm 2000.
>>> Mua gì làm quà khi ghé thăm Hải Hậu